Dùng máy tính thì dùng ổn áp hay bộ lưu điện tốt hơn?

Các bác cho E hỏi dùng máy vi tính thì nên dùng ổn áp hay bộ lưu điện?


Tên người gửi: Nguyễn Hồng Nhung
Nick yahoo:
Ngày gửi: 11:26 (25/05/2010)
Số lượt xem: 6556
Trả lời: 1
Danh sách trả lời (1)

Máy ổn áp, bộ lưu điện đều là nguồn nguy cơ gây cháy nổ máy tính:

Lý do vì sao ổn áp làm tăng nguy cơ cháy nổ máy tính?

Hầu hết các ổn áp thông dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay đều sử dụng chung một nguyên lý là điện áp vào/ra được biến đổi bởi một máy biến áp (làm bằng cuộn dây đồng lõi thép silic) thay đổi bằng một mô-tơ điện và được điều khiển bởi một bộ điều khiển bán dẫn với các van kiểm soát đầu ra an toàn bằng các rơ-le cơ học và cầu chì.

Trong các tình huống thông thường, điện áp đầu vào thay đổi một cách từ từ thì bộ biến áp bằng mô-tơ điện sẽ điều chỉnh dần mức biến đổi điện áp đầu vào/đầu ra phù hợp, do đó điện áp đầu ra ổn định (chức năng ổn áp).

Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó, điện áp đầu vào đột ngột thay đổi cỡ vài chục V, chẳng hạn 50V, từ mức 170V lên 220V thì điện áp đầu ra sẽ thay đổi với một tỷ lệ tương ứng từ mức điện áp ổn áp hiện thời 220V lên mức 220/170 * 220 = 293V (mức biến đổi tương ứng với tỷ lệ của biến áp hiện thời). Trong khoảng thời gian tích-tắc, mô-tơ điện làm nhiệm vụ điều chỉnh điện áp và rơ-le bảo vệ quá áp sẽ không thể phản ứng kịp vì các thiết bị cơ học đều cần thời gian khởi động và thực thi. Khi đó, các thiết bị sử dụng điện bị "nướng chín" đầu tiên chính là máy tính, trong khi bếp điện, tủ lạnh, điều hòa có thể không hề hấn gì.

Lý do vì sao UPS làm tăng nguy cơ cháy nổ máy tính?

UPS (bộ lưu điện) được sản xuất chuyên dụng dành cho máy tính, do vậy nếu nói UPS làm tăng nguy cơ cháy nổ thì có thể nhiều người bật cười. Tuy nhiên đây là một thực tế.

Nguyên lý của UPS là sử dụng một ắc quy được sạc điện thường xuyên và một bộ "kích" điện để biến đổi từ dòng điện của ắc-quy sang điện áp 220V trong trường hợp điện áp nguồn bị mất (bộ kích điện này chỉ hoạt động khi mất điện đầu vào). Nguyên lý bộ kích điện của UPS là sử dụng các bóng bán dẫn công suất lớn (đôi khi được đóng gói dưới vỏ của một IC) tạo thành một bộ dao động với nguồn ắc-quy. Bộ dao động này sẽ cố gắng tạo một sóng dao động xoay chiều hình sin 50Hz giống như nguồn điện thông thường chúng ta sử dụng và thông qua một bộ biến áp để đưa lên thành điện áp xoay chiều 220V/50Hz.

Nguyên lý thì đơn giản như một bài thực tập của một kỹ thuật viên điện tử mới vào nghề, nhưng thực hiện lại hết sức phức tạp ở mấy lý do:

+ Hình dạng Sóng của điện áp đầu ra hết sức khó để có được hình sin, nếu như không nói rằng không thể làm được dù ngay với cả UPS đắt tiền nhất. Người ta chỉ có thể cố làm cho giống mà thôi. Trong đó có 2 điểm nguy hiểm, một là có thể sinh ra các sóng có đỉnh rất nhọn, đưa điện áp đầu ra cao lên tới vài trăm V trong một khoảng thời gian cực ngắn mà các thiết bị đo thông thường dùng đồng hồ không thể phát hiện được, chỉ có thể phát hiện được bằng các máy đo sóng. Hai là sóng đầu ra méo, tức là khác nhiều hình sin, do đó làm thay đổi toàn bộ các hoạt động của các thiết bị sử dụng. Lưu ý các thiết bị sử dụng điện có chứa các biến áp, cuộn cảm,... sẽ thay đổi đặc tính hoàn toàn khi hoạt động với nguồn điện đầu vào khác hình sin tần số 50Hz.

+ Các thiết bị bán dẫn rất nhạy cảm với điện áp cao, do đó nếu các bóng bán dẫn (hoặc IC) của bộ kích điện chất lượng kém thì dễ hỏng. Khi hỏng, có nguy cơ cao nướng các thiết bị sử dụng qua UPS.

Do vậy, nếu sử dụng UPS chất lượng kém thì điện áp đầu ra rất méo, khác xa với hình sin và có thể lẫn những sóng có đỉnh rất nhọn và các đỉnh nhọn này chính là một trong những "sát thủ" cho thiết bị bán dẫn, trong đó có máy tính. Đặc biệt, quan trọng hơn là hình dạng của sóng điện áp nếu khác xa với hình sin thì sẽ dẫn đến hoạt động rối loạn của bộ cấp nguồn của các thiết bị sử dụng qua UPS, đặc biệt là bộ nguồn máy tính. Các đáp ứng vào/ra của bộ nguồn khi được cấp 1 nguồn điện vào khác xa với tính toán lúc chế tạo sẽ là nguyên nhân làm tiêu tùng bộ máy tính của bạn.

Trong khi đó, giả sử bạn không sử dụng ổn áp, thì mức điện áp đầu vào từ 170V đến 220V là hoàn toàn bình thường với bộ nguồn máy tính. Do bản thân nguồn máy tính đã là một bộ ổn áp hoàn toàn bằng bán dẫn (không có các thiết bị cơ khí) nên có tốc độ phản ứng rất cao, hoàn toàn theo kịp sự biến đổi bất thường của nguồn điện trong dải điện áp hoạt động được thiết kế trước -thông thường từ 150V đến 240V.
Trong máy tính (bao gồm cả màn hình) đã có sẵn bộ nguồn ổn áp, vì vậy nên tránh sử dụng ổn áp trong mọi trường hợp. Bạn chỉ nên lắp đặt một cầu chì "thật nhạy" nếu sử dụng ở những vùng điện áp thường trồi sụt. Những nơi có nguy cơ cao về sét đánh hoặc sét lan truyền. Đặc biệt, nhất thiết phải rút nguồn máy tính khỏi ổn áp trong trường hợp mất điện, vì thời điểm có điện trở lại thì điện áp đầu ra có thể vọt lên rất cao.


Người trả lời: Administrator
Nick yahoo: congtmdtxaydung
Thời gian: 11:59 (26/05/2010)