Các sự cố điển hình, hay gặp của công tác thi công sơn nước ? Hiện tượng, nguyên nhân, cách xử lý?

Các sự cố điển hình, hay gặp của công tác thi công sơn nước ? Hiện tượng, nguyên nhân, cách xử lý?


Tên người gửi: Nguyễn Hà Thu
Nick yahoo:
Ngày gửi: 10:59 (25/05/2010)
Số lượt xem: 3116
Trả lời: 1
Danh sách trả lời (1)

1/ Màng sơn bị nhăn:

Hiện tượng : Bề mặt màng sơn khi khô bị nhăn, sần sùi không tạo bề mặt liên tục.
Nguyên nhân
- thi công sơn quá`dày ( đặc biệt đối với sơn gốc dầu)
-thi công trong điiều kiện thời tiết quá nóng hay quá lạnh gây ra hiện tượng lớp sơn bên ngoài khô nhanh quá so với lớp bên trong.
- Do độ ẩm không khí cao làm ảnh hưởng đến quá trình khô của màng
- Không tuân thủ thời gian sơn cách lớp, lớp trong chưa khô đã sơn lớp ngoài.
- Sơn trên bề mặt dính tạp chất.
Cách xử lý: Cạo bỏ lớp sơn, làm sạch lại bề mặt. Khi sử dụng sơn lót phảI để lớp này khô hoàn toàn trước khi sơn lớp phủ ( tránh sơn trong điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm quá cao).
 
 

2/ Màng sơn bị nứt:

Hiện tượng: trên bề mặt màng sơn có những vết rạn nứt
Nguyên nhân:
- Sử dụng sơn có độ bám dính và độ bền thấp.
-Sơn quá mỏng hay quá dày
-Xử lý bề mặt không tốt, hay bề mặt không sử dụng sơn lót.
- Hay sử dụng loại sơn dầu.
- sử dụng sơn lót và sơn phủ không cùng một hãng,có sự khác nhau về mác, lên sức căng mặt ngoài khác nhau.
Cách xử lý:
Dùng bàn ủi và bàn chảI sắt cao bỏ toàn bộ lớp sơn, chà nhám bề mặt và các góc. Sử dụng sơn ALEX có chất lượng Cao.
 
 

3/ Màng sơn bị sần sùi:

Hiện tượng: Màng sơn không mìn màng bằng phẳng do có các hạt bọt và các lỗ do bọt vỡ rta.
Nguyên nhân:
- Có thể là do thấm nước từ bên ngoài.
- Khuyấy trộn thùng sơn không đều.
-Sử dụng loại sơn có chất lượng thấp.
- Lăn sơn quá nhanh
Cách Xử lý:
- xử lý chống thấm bên ngoài.
- Tất cả các loại sơn trong khi thi công sẽ tạo bọt tuy nhiên sơn có chất lượng, khi bề mặt còn ướt bọt đã bị vỡ ra tao cho màng sơn phẳng có độ chảy tốt. Tránh lăn sơn thừa hay sử dụng sơn quá đát. Chà nhám bề mặt trước khi lăn lại
 
 

4/ Màng sơn bị rêu mốc:

Hiện tượng: Màng sơn bị đốm xanh hay nâu, đen.
Nguyên nhân:
- Hay xẩy ra ở những nơI có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu mốc: ẩm, ẩm ( nhà tắm, bếp, phòng giặt, thấm từ bên ngoài vào)
- Sơn trên mặt rêu mốc chưa được xử lý.
Cách xử lý
Trước hết nên kiểm tra xem có bị thấm nước ở đâu để xử lý chống thấm.
- chà rửa toàn bộ bề mặt để tẩy rêu mốc bằng dung dịch tẩy.
- Dùng sơn lót chống kiềm Sealer 8000 lót, dùng sơn phủ chất lượng cao.
 
 

5/ Màng sơn bị phấn hoá:

Hiện tượng: màng sơn sau khi khô, dùng tay xoa bề mặt có lớp phấn trắng dính tay.
Nguyên nhân:
- dùng loại sơn rẻ tiền có chất lượng kém.
- Pha sơn quá loáng
- Bề mặt xử lý chưa tốt.
Cách xử lý:
- Dùng giấy nhám chà sạch bụi phấn, lau sạch bề mặt.
- Lăn 1 lớp sơn lót, sau đó sơn phủ.

6/ Màng sơn bị tróc:

Hiện tượng: màng sơn bị tróc do độ bám dính giảm. màng sơn có thể bị tróc 1 lớp phủ hoặc tróc hêt các lớp.
Nguyên nhân:
- Tường bị thấm làm cho màng sơn bị tróc.
- bột trét tường chất lượng kém, hoặc thi công bột trét trong đều kiện thời tiết quá nóng, bột trét quá khô thiếu nước.
- chuẩn bị bề mặt chưa tốt
-sử dụng loại sơn chất lượng kém
- thi công sơn trong điều kiện sự tạo màng bị cản trở ( trời mưa, không khí lạnh)
- thi công sơn dầu trên bề mặt bị ướt.
Cách xử lý
- chống thấm tường.
- trám nơI bị hở

- sửa lại mái-
- chà bỏ lớp sơn bị tróc, dùng  sơn chống kiềm Sealer 8000 lót, dùng sơn phủ


Người trả lời: Tuấn Hùng
Nick yahoo:
Thời gian: 11:46 (25/05/2010)