Cát sa thạch là gì?

Cát sa thạch là gì?


Tên người gửi: Nguyễn Thanh Tùng
Nick yahoo:
Ngày gửi: 10:31 (26/05/2010)
Số lượt xem: 3730
Trả lời: 1
Danh sách trả lời (1)

Sa thạch (hay đá cát, cát kết ) là một loại đá trầm tích chứa chủ yếu là fenspat và thạch anh có màu sắc đa dạng (tương tự như là cát), với các màu như xám, vàng, đỏ và trắng. Do đá cát thông thường tạo ra các vách đá dễ nhận thấy và các hình khối tự nhiên bằng đá khác nên màu sắc của đá cát có thể coi giống hệt như là màu sắc của khu vực đó. Ví dụ, phần lớn khu vực miền tây Bắc Mỹ được biết đến là có màu đỏ do đá cát màu đỏ ở đây.

Đá cát thông thường tương đối mềm và dễ gia công, vì thế chúng là loại vật liệu xây dựng và vật liệu lát đường phổ biến. Do độ cứng của các hạt riêng rẽ và tính đồng nhất của kích thước hạt, cũng như bản chất dễ vụn của đá cát nên nó là khoáng chất được ưa chuộng để sản xuất đá mài (làm sắc lưỡi dao và các dụng cụ khác).

Các hình khối tự nhiên bằng đá mà chủ yếu chứa đá cát thông thường cho nước thấm qua và là đủ xốp để lưu trữ một lượng lớn nước, điều này làm cho chúng trở thành lớp ngậm nước quan trọng. Các lớp ngậm nước hạt mịn, chẳng hạn như đá cát, là thích hợp để lọc bỏ các chất gây ô nhiễm từ bề mặt hơn nhiều so với các loại đá có các vết nứt và các kẽ hở như đá vôi hay các loại đá khác bị đứt gãy do các hoạt động địa chấn.

Đá cát là đá mảnh vụn trong nguồn gốc (ngược lại với các loại đá hữu cơ, như đá phấn hay than). Chúng được tạo thành từ các hạt bị gắn kết mà các hạt này lại có thể là các mảnh vỡ của đá đã tồn tại trước đó hoặc là các tinh thể đơn-khoáng chất. Các chất kết dính gắn các hạt này với nhau chủ yếu là canxit, đất sét và silica. Kích thước các hạt cát trong đá cát nằm trong khoảng 0,1 mm tới 2 mm. (Các loại đá với kích thước hạt nhỏ hơn, bao gồm đá bùn và đá phiến sét, chủ yếu được gọi là các trầm tích đất sét, cũng giống như là đất sét. Các loại đá có kích thước hạt lớn hơn, bao gồm đá breccia và cuội kết và được gọi chung là trầm tích cuội).


Người trả lời: Tuấn Hùng
Nick yahoo:
Thời gian: 14:05 (26/05/2010)