|
Tìm căn nguyên bệnh thấm và xử lý đúng Truy tìm nguyên nhân bị thấm là công việc hết sức quan trọng vì sẽ bị thấm lại nếu như chưa triệt được tận gốc căn nguyên của việc thấm. Thấm do nước mưa, thấm do hệ thống thóat nước, cấp nước…
Nhiều nhà cứ thấy bị thấm là xử lý chỗ thấm bằng cách lăn, trám chất chống thấm bên ngoài tường nhưng càng chống càng... thấm. "Thực chất nước bị ngấm từ trên sênô nhỏ vào giữa tường chứ không phải mưa tạt trực tiếp lên tường đứng”, ông Nguyễn Thế Hưng, giám đốc một công ty chống thấm nói.
Do đó, tùy theo nguyên nhân thấm mà quyết định giải pháp xử lý và chọn vật liệu chống thấm thích hợp. Khi đã chọn vật liệu thì yêu cầu thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Vì có loại có thể ứng dụng ngay khi tường, sàn bị thấm, còn ẩm ướt; có loại phải để cho bề mặt hay khối bê tông, tường thật khô ráo.
Chất liệu hữu cơ gốc bitum và ứng dụng Sản phẩm loại này có hàng loạt tên hiệu như Kova, Sika, Index, Flintkote, Sankote, Wapro, Shellkote, Rainkote, Weatherkote... Dung dịch là dạng lỏng hay dạng bột với dung môi là nước để hòa tan. Dung dịch chống thấm thường có gốc bitum và polymer, khi khô tạo thành màng phủ trên bề mặt tường, bê tông... để chống tác dụng xâm thực của nước.
Mỗi hãng có những chủng loại riêng biệt để ứng dụng cho từng hạng mục cần chống thấm, không thể dùng lẫn lộn vì sẽ không đạt hiệu quả. Ngoài ra, còn các chất liệu chuyên dụng hơn như làm lớp hồ dầu, vữa trát, dặm vá chống thấm; hoặc sửa chữa bê tông, trám các lỗ hổng, trám các vết nứt bề mặt...
Chất chống thấm vô cơ Chất chống thấm vô cơ không phải là loại màng phủ. Chẳng hạn, Radcon 7 là một dung dịch silicate đã được biến tính về mặt sinh hóa và phun thẳng vào bê tông. Qua ba ngày bảo dưỡng nước, dung dịch sẽ thấm sâu vào trong khối bê tông và tương tác với bê tông để hình thành một lớp bề mặt chống thấm ngay trong các mao mạch rỗng, các vết nứt.
Intoc là một loại chống thấm tinh thể lỏng men sinh hóa có tác dụng thẩm thấu, ăn sâu vào bê tông trám bít các mao mạch trong sàn... để kháng nước. Chất này sử dụng cho công trình mới hoặc chống thấm cho việc sửa chữa mà không cần đục gạch, xới nền lên.
Người trả lời: Nguyễn Thanh Tùng
Nick yahoo:
Thời gian: 09:11 (28/05/2010)
|