Cách ngăn ngừa nhà bị mối mọt?

Xin hỏi có cách gì ngăn ngừa mối mọt tấn công nhà mình không, đặc biệt là các đồ gỗ?


Tên người gửi: Nguyễn Ngọc Huyền
Nick yahoo:
Ngày gửi: 15:08 (08/06/2010)
Số lượt xem: 2821
Trả lời: 2
Danh sách trả lời (2)
Mối là loài côn trùng hại gỗ rất mạnh, chúng phát triển nhanh trong các công trình xây dựng, nhà ở. Ngoài ra chúng còn phá hoại cả một số vận dụng có thành phần xen-lulo như giấy, vải, chăn màn… Để diệt tận gốc tổ mối trong nhà, các gia đình cần phải nắm vững. Sau đây là một số phương pháp và kỹ thuật diện mối cơ bản.

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu diệt mối gồm: hộp nhử mồi, thuốc diệt mối DM 90 (do Phòng Bảo quản lâm sản thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp sản xuất). Hộp nhử mối nêu không mua được thì có thể tự làm bằng bìa các tông kích thước rộng 12cm, cao 12cm, dài 28cm bên trong chứa các thanh gỗ thông trắng (bạch tung) hoặc gỗ trám, bồ đề có kích thước khoảng dầy 1cm, rộng 5cm, dài 25cm xếp khít với nhau, lưu ý là không nên dùng loại gỗ đã bị mốc. Ở những nơi không kiếm được gỗ thì có thể dùng bã mía, chiếu rách thay thế

Phương pháp làm

Quan sát trong nhà để tìm điểm mối xuất hiện thường xuyên, cần chú ý nhất ở các chỗ khuất như gầm gường, chân cột, chân khuôn cửa, nẹp cửa để đặt hộp nhử mối vào. Nếu điểm mối xuất hiện không ở dưới đất mà ở trên tường thì đóng đinh để treo hộp vào tường. Hộp nhử mối phải đặt ép sát vào tường một cách chắc chắn, số lượng hộp nhử mối đặt trung bình 4 hộp cho phòng có diện tích 20m2.

Để hộp nhử từ 15 đến 20 ngày, trong suốt quá trình này, tuyệt đối không được mở hộp ra xem hay động chạm vào hộp. Ta có thể nhìn thấy mối vào hộp bằng cách quan sát mép hộp nhử thấy có vết đất đắp lên.

Sau khoảng thời gian trên là thời điểm phun thuốc, bóc hộp nhử ra (sẽ có rất nhiều mối ở trong đó) lấy thuốc bột DM90 nhẹ nhàng rắc hoặc xịt vào mối ở trong hộp. Thuốc được xịt vào mối phải đều, tránh trường hợp con thì dính nhiều thuốc quá, con thì không có. 100g bột DM90 có thể phun xịt đủ cho hai hộp thử. Khi phun thuốc xong lại nhẹ nhàng để hộp nhử mối vào chỗ cũ để cho mối đã dính thuốc trở về tổ (ở dưới lòng đất). Những con mối này sẽ mang theo thuốc trên mình về cả tổ, dẫn đến toàn bộ tổ mối bị tiêu diệt.

Kiểm tra và dọn vệ sinh hiện trường

Sau 5 ngày kể từ khi phun thuốc, kiểm tra tất cả các điểm mối xuất hiện trong nhà một lần nữa, nếu vẫn còn mối chứng tỏ ta làm chưa hoàn thiện và còn sót lại một tổ mối nào đó chưa bị tiêu diệt hết, phải tiến hành làm lại như trên một lần nữa. Nếu không còn thấy mối, chỉ cần làm vệ sinh dọn bỏ tàn dư hộp nhử là được.

An toàn lao động

Để đảm bảo an toàn cho con người, khi phun thuốc diệt mối người thao tác phải mang bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ… Mặt khác không để thuốc dính hoặc bay vào bể nước hoặc đồ ăn thức uống của người và gia súc gia cầm. Sau khi phun thuốc và dọn bỏ hộp nhử đã phun thuốc phải vệ sinh người và quần áo bằng xà phòng trước khi ăn uống. Để tránh độc hại cho người và gia súc, phế thải của quá trình diệt mối phải được chôn cách xa khu dân cư và nguồn nước, không được tuỳ tiện đốt hoặc vứt xuống ao hồ.


Người trả lời: Nguyễn Hằng Hải
Nick yahoo:
Thời gian: 15:56 (11/06/2010)

Khi nhà ở bị mối cần tiến hành các bước sau đây:
-  Xác định loại mối gây hại thuộc nhóm nào trong 3 nhóm: Mối gỗ ẩm, mối gỗ khô, hay mối đất
- Tuỳ theo loại mối mà sử dụng các biện pháp hợp lý để xử lý.
- Nếu là mối gỗ khô thì sử dụng thuốc dạng xông hơi hoặc dạng dầu, nước thuốc Cislin để xử lý.
- Nếu là mối gỗ ẩm thì phải sử dụng phương pháp bả độc hoặc biện pháp gây lây nhiễm  để xử lý diệt chúa mối.
Nếu mối đất thì phải khoan, đào bắt tổ (nếu có thể) hoặc sử dụng Mapssedan 48EC hoặc dung dịch Termidor 2.5EC để dội thấm xử lý.
Làm nhà mới như thế nào để không bị mối? 
Để nhà mới không bị mối trong quá trình sử dụng thì cần phải tiến hành các biện pháp phòng mối trong quá trình xây dựng công trình.
- Trước hết nếu nhà cũ hoặc nền đất cũ có mối, phải tiến hành diệt mối triệt để trước khi xây dựng công trình mới
Trong khi xây dựng mới phải xử lý nền móng công trình bằng cách:
- Tạo hàng rào kỹ thuật phòng mối bằng thuốc phòng mối Termidor 2.5EC , bao quanh cổ móng, phía ngoài công trình.
- Tạo lớp phòng mối  bằng thuốc phòng mối chuyên dùng  trước khi đổ lớp lót để lát nền 
-  Ngâm tẩm hoặc quét dầu ngừa mối cho toàn bộ các cấu kiện gỗ, vật liệu gỗ.
- Ngăn ngừa mối cánh xâm nhập công trình hoặc diệt hết mối cánh bay vào công trình trong mùa bay giao hoan phân đàn (thường là vào tháng 3 hoặc tháng 7, 8 âm lịch) và thu gom, làm sạch hết các loại rác có chứa Cellulose  còn lẫn trong nền đất hoặc bám dính tường, sàn công trình để hạn chế nguồn thức ăn có thể hấp dẫn mối.
Làm thế nào xác định được công trình đang bị mối gây hại ngầm?
Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời giúp giảm thiểu tác hại của mối đối với công trình là rất cần thiết, thực hiện như sau như sau:
- Thực hiện kiểm tra thường xuyên, nhưng tập trung cao độ vào mùa xuân và mùa thu hàng năm vì có mưa nhiều, khí hậu ấm áp mối phát triển mạnh, dễ phát hiện .
Trước hết cần thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu hoạt động của mối trong công trình như: vết đất, đường mui do mối đắp, phân do mối đùn ra từ trong gỗ, các vết gặm trên gỗ, ụ đất do mối đắp trên nền hoặc khe tường... Cần phân biệt giữa đất đùn lên do mối hay do các loài động vật và côn trùng khác là ở chỗ đất do mối đắp kết dính chặt với nhau, chứ không bở rời như động vật khác. 
Điểm kiểm tra:
Với nhà cao tầng: Chú trọng các gầm cầu thang, công trình vệ sinh, các kho chứa hàng hoá bông vải sợi, thực phẩm chế biến như bia, rượu, đường, mì ăn liền, bánh kẹo vv...; các phòng có chứa nhiều giấy tờ, vật liệu gỗ, phòng liền kề vườn cây hoặc cây cổ thụ, các bức vách ngăn bằng gỗ, cót. Khi kiểm tra xem kỹ các chân bàn, tủ, giường gỗ, mặt sau tủ tiếp giáp tường xây.
Với nhà cấp IV kiểm tra kỹ các góc buồng, chân các cột nhà hoặc các vật dụng bằng gỗ hoặc tre, các phần tiếp giáp giữa đồ vật với tường xây, vách gỗ.
- Thường xuyên  kiểm tra di chuyển  đồ đạc bằng gỗ và hộp carton đựng giấy, đồ vật hoặc quan sát khi quét dọn vệ sinh ở các vị trí kín đáo. Nếu phát hiện thấy mối bò thì chắc chắn trong nhà đã bị nhiễm mối.
- Công trình đã bị mối gây hại tương đối nặng khi thấy các hiện tượng sau: mối bay phân đàn từ các lỗ bay trong tường, trong gỗ; một số cấu kiện gỗ bị rỗng hoặc gãy đổ; mối xuất hiện đều khắp ở tầng I hoặc một số điểm trên tầng cao của toà nhà vv...
Ngoài kiểm tra trực tiếp công trình chính cần phải kiểm tra các công trình phụ trợ liền kề hoặc thảm cỏ gốc cây, ụ đất, đống củi... quanh công trình là nơi mối hay làm tổ hoặc dễ bộc lộ khi trời mưa ẩm.

Nguồn tham khảo: http://dietmoisinhhoc.com/


Người trả lời: Phạm Tiến Hưng
Nick yahoo:
Thời gian: 11:46 (07/03/2014)