Bạn đang xem: Giao thương » Chào bán » Nhà gỗ cổ truyền - Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Việt Nam
  • Giá bán: Giá thương lượng
  • Ngày đăng: 11:21 | 21/10/2011    
    Lượt xem: 517

Nội dung

Nhà gỗ cổ truyền - Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Việt Nam
Trong khôi phục và phát huy nền văn hóa dân tộc truyền thống, kiến trúc nhà gỗ truyền thống đóng vai trò quan trọng đối với phục hưng lại không gian văn hóa, các làng nghề truyền thống đang bị mai một, mất dần.
Nhịp sống hiện đại đang từng ngày biến đổi một cách nhanh chóng, đời sống của con người lại càng đề cao các giá trị tiện ích. Xu thế này được bộc lộ rõ qua xây dựng kiến trúc hiện đại, đi theo xu hướng tôn sùng công năng sử dụng, công nghệ và vật liệu mới, thể hiện sự khô cứng, vô tính về không gian. Nhiều giá trị văn hóa kiến trúc của dân tộc không còn tồn tại trong không gian sống của người Việt, làm cho bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc đang bị bào mòn bởi những bước đi của thời gian.
Trong khôi phục và phát huy nền văn hóa dân tộc truyền thống, kiến trúc nhà gỗ truyền thống đóng vai trò quan trọng đối với phục hưng lại không gian văn hóa, các làng nghề truyền thống đang bị mai một, mất dần.

Nghề làm nhà gỗ đang dần được khôi phục và phát triển tại: Nhà Gỗ Việt Nam.

Trải dài trong lịch sử kiến trúc Việt Nam, nhà gỗ là sự lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện và tính cách của con người Việt. Kiến trúc cổ truyền Việt Nam đa phần sử dụng khung gỗ hay nhà gỗ truyền thống với những đường nét trạm trổ tinh tế, sáng tạo kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, tre…tạo nên một hình khối hài hòa với tự nhiên và tư duy thiên về cảm tính.

Khung nhà gỗ truyền thống với những đường nét trạm trổ tinh tế, đặc sắc thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người thợ nhà gỗ Việt nam
.

Trong các làng nghề làm nhà gỗ cổ nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ, chắc không xa lạ với dân “bách nghệ”-làng nghề truyền thống Chàng Sơn ( Thạch Thất- Hà Nội). Trở lại với quá khứ, làng quê Nủa Chàng (nay là Chàng Sơn) tỏa sáng tinh hoa văn hóa Việt với nhiều nghề thủ công truyền thống như tạc tượng; múa rối nước; quạt giấy; tre, mây đan; nghề mộc và nghề làm nhà gỗ…Đến nay, các sản phẩm mà do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Chàng Sơn vẫn thể hiện giá trị tuyệt mĩ trước sự bào mòn bởi thời gian như: tạc tượng các vị La Hán chùa Tây Phương, Văn Miếu -Quốc Tử Giám, các kiến trúc đình, chùa; nhà thờ họ…ở nhiều địa phương.

Chùa Tây Phương : Đỉnh cao nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc nhà gỗ Việt nam được thực hiện bởi bàn tay tài hoa của người thợ Chàng Sơn.

Tuy nhiên khi bước vào nền kinh tế thị trường, nghề cổ truyền không thể phát huy tinh hoa của mình, bị gạt ra ngoài vòng xoáy của cuộc sống hiện đại. Cũng giống như các nghề truyền thống khác ở Chàng Sơn, nghề làm nhà gỗ cổ đang mai một dần, các kiến trúc nhà gỗ cổ truyền ngày càng vắng bóng thiết kế kiến trúc hiện đại.
Nhắc đến nghề làm nhà gỗ cổ ở Chàng Sơn hiện nay, không có ai là không nhắc tới chàng trai trẻ Nguyễn Giang- người tiên phong trong việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống của cha ông để lại. Tâm sự với con người “sinh ra trên đống vũn bào”, chúng ta mới cảm nhận hết được niềm đau đáu trăn trở và niềm mong ước cháy bỏng của con người nơi đây. Âm thanh của tiếng bào, tiếng đục; mùi hương của các loại gỗ…đã hòa tan, chảy trong nhiệt huyết của Nguyễn Giang.

Một ngôi nhà gỗ đã được phát triển cho phù hợp với cuộc sống hiện đại do kiến trúc sư Nguyễn Giang thực hiện

Với niềm đam mê, ý chí mạnh mẽ và tài năng của kiến trúc sư trẻ thế hệ 8X, Nguyễn Giang nỗ lực tập hợp các nghệ nhân lành nghề và các thợ mộc có tay nghề giỏi thành lập Xưởng gỗ Giang (hiện nay là Công ty TNHH Gỗ Giang) thực hiện khát vọng lớn lao phát huy tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ ở vùng quê giàu truyền thống văn hiến. Tuy nhiên sự khởi đầu bao giờ cũng đầy khó khăn và thách thức khi mà nghề làm nhà gỗ cổ ở Chàng Sơn đang chìm dần vào quá khứ. Phải chăng những khó khăn đó lại là nguồn sinh lực mạnh mẽ tạo nên thành công? Những công trình nhà gỗ đầu tiên bằng gỗ Hương, gỗ Lim, gỗ Mít, gỗ Xoan, … do Gỗ Giang tư vấn thiết kế và thi công được đánh giá cao.
Trong xu thế hội nhập kinh tế để tồn tại, phát triển, các làng nghề thủ công nói chung và làng nghề làm nhà gỗ cổ truyền Chàng Sơn nói riêng phải có thương hiệu vững chắc trên thị trường. Nhận thức vấn đề này, (KTS Nguyễn Giang đã xây dựng trang web về nhà gỗ Việt Nam : http://nhagovietnam.vn với mong muốn tạo ra diễn đàn rộng mở tìm hiểu và giới thiệu về nhà gỗ Việt Nam ), Gỗ Giang đã có hướng đi đúng đắn trong lĩnh vực phát triển nhà gỗ truyền thống Việt Nam như lời khẳng định của KTS trẻ Nguyễn Giang: “Mong ước của tôi là một ngày nào đó, bằng những cố gắng của mình, tôi có thể đóng góp giúp những tinh hoa của Chàng Sơn tỏa sáng”./.

Tin giao thương cùng mục: Chào bán

Tin giao thương cùng mục khác